Cỏ mực

 Cây cỏ mực hay còn được gọi là cỏ nhọ nồi, loài cây này mọc dại ở rất nhiều nơi 

Cây cỏ mực chữa được bệnh gì?

Từ rất lâu, cỏ mực đã được dân gian sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh với các công dụng như:


Cầm máu.

Ức chế tế bào ung thư và tăng cường miễn dịch.

Làm đen tóc và dưỡng da hiệu quả.

Điều trị tiểu ra máu và trĩ ra máu.

Hỗ trợ điều trị chảy máu dạ dày và hành tá tràng.

Chữa tưa lưỡi cho trẻ nhỏ.

Chữa rong kinh.

Chữa các triệu chứng liên quan đến suy nhược cơ thể và chán ăn.

Chữa sốt xuất huyết.

Có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị zona thần kinh.

Hạ sốt cho trẻ nhỏ.

Giảm viêm họng hiệu quả.

Một số bài thuốc chữa bệnh làm từ cỏ mực

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mực hiệu quả:


Điều trị thiếu máu từ cây cỏ mực

Chuẩn bị 100g cây nhọ nồi, 100g mần trầu và 50g gừng khô, sau đó mang tất cả đi rang sơ qua trên chảo. Tiếp theo, đổ thêm khoảng 3 chén nước dừa tươi rồi sắc uống. Nên uống 2 lần mỗi ngày.

Điều trị mề đay

Chuẩn bị một nắm lá nhọ nồi, rau diếp cá, lá khế, dưa chuột, lá huyết dụ và lá nhài. Rửa sạch sau đó giã lấy nước uống hoặc đắp phần bã lá trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay.

Chữa sỏi thận

Chuẩn bị 25g cây cỏ mực và 15g xa tiền thảo mang đi sắc. Sử dụng uống mỗi ngày, có thể thêm đường để dễ uống hơn, nên sử dụng liên tục khoảng 20 ngày.

Chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị một nắm cỏ mực, rửa sạch rồi giã nhuyễn, hòa cùng 1 chén rượu nóng và chắt lấy nước trong để uống. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đắp phần bã lên hậu môn để mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh hơn.

Chảy máu dạ dày, hành tá tràng

Chuẩn bị 50g cỏ mực, 25g bạch cập, 4 quả đại táo và 15g cam thảo. Mang tất cả nguyên liệu đi sắc lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị chảy máu cam

Để trị chảy máu cam, cần chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 20g hoa hoè sao đen, 16g cam thảo đất. Mang tất cả nguyên liệu đi sắc lấy nước, nên cho người bệnh uống mỗi ngày 1 thang.

Rong kinh

Chuẩn bị 12g cỏ nhọ nồi, 10g thanh hao, 10g nguyên sâm, 15g sinh địa, 10g bạch thược và 10g đan sâm. Người bệnh sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Uống cỏ mực nhiều có sao không?

Sử dụng cây cỏ mực quá nhiều có thể gây hại cho dạ dày và dẫn đến nôn mửa. Dù là thảo dược tự nhiên, nhưng việc sử dụng cỏ mực cũng nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

Mặc dù cỏ nhọ nồi được coi là một loại thảo dược tự nhiên không gây hại, thế nhưng việc sử dụng vẫn cần được thận trọng:


Có thể xảy ra tác dụng phụ như ngứa và khô vùng sinh dục khi sử dụng.

Lưu ý tránh dùng quá liều để không gây kích ứng dạ dày hoặc nôn mửa.

Phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ không được khuyến khích sử dụng cỏ mực.

Người có tỳ vị hư hàn, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc viêm đại tràng mãn tính không nên dùng cỏ nhọ nồi.

Nên dùng chỉ trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Trong trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn, cần tới cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

Nếu kết hợp nhiều loại dược liệu và phải được sự đồng ý của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Câu hỏi thường gặp:

Uống nước cỏ mực tươi có tác dụng gì?

Nước cỏ mực tươi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Vì cây cỏ mực chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do và chất gây viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, nước cỏ mực tươi cũng giúp kích thích sự hình thành và tạo ra các tế bào bạch cầu, khiến cho cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn sau bệnh.


Cỏ mực uống với mật ong trị bệnh gì?


Cỏ mực kết hợp với mật ong sẽ vô cùng có lợi cho tóc, cụ thể là hạn chế tình trạng râu và tóc bạc sớm, bên cạnh đó còn giúp điều trị tưa lưỡi ở trẻ em.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến