cây xương khỉ

Chữa bướu basedow bằng lá cây xương khỉ
Em gái mình đã chữa khỏi basedow. Quá trình chữa bệnh của em ấy cho thấy công dụng kỳ diệu của lá cây xương khỉ. 
Sau khi khám bệnh và biết mình mắc chứng bệnh basedow, một loại bướu cổ, em gái mình đã chữa theo liệu trình của các bác sỹ Tây y. Đồng thời em ấy đọc thấy bài thuốc nam chữa basedow bằng lá cây xương khỉ trên báo Công An, nên em ấy đã kết hợp vừa chữa theo tây y, vừa dùng lá. Chỉ sau 1 tháng, các bác sỹ tái khám cho em ấy đã ngỡ ngàng vì bệnh thuyên giảm quá nhanh so với dự đoán, vì vậy bác sỹ đã quyết định hạ liều thuốc sớm hơn liệu trình đã đặt ra. Theo liệu trình chữa bệnh, em ấy phải uống thuốc 18-24 tháng, nhưng có lẽ nhờ có dùng lá cây xương khỉ, sau 19 tháng khi kiểm tra lại thì bướu cổ đã không còn tồn tại nữa. 
Do basedow là chứng bệnh có thể tái phát nên từ đó em ấy thường đi kiểm tra định kỳ, tuy nhiên 7 năm qua rồi, tình hình của em ấy vẫn ổn. Bác sỹ siêu âm phải thốt lên: Ai chữa basedow giỏi quá, không còn dấu hiệu gì nữa!
Thi thoảng mình lại nghe có ai đó bảo mắc bệnh basedow, mình đều chỉ họ đến gặp em gái mình để được chia sẻ. Hôm nay mình tìm đọc về lá cây xương khỉ, thấy công dụng của loài cây này còn nhiều hơn thế nữa, nên mình quyết định chia sẻ lên đây để mọi người cùng tham khảo. Có lẽ mọi người cần những thông tin sau.
1- Cây xương khỉ là cây gì?
Cây xương khỉ còn được gọi là cây bìm bịp, tên khoa học Clinacanthus – thuộc họ Ô rô. 
Cây xương khỉ có những đặc điểm như : Thân cây nhỏ, màu xanh và cao từ 1 – 1,5 mét, cây thường mọc thành từng cụm; lá cây có màu xanh thuôn dài, nhỏ dần về phần đầu, mặt lá cây nhẵn và có nhiều gân, trong đó gân chính giữa có kích thước lớn nhất, các gân còn lại đối xứng với nhau qua gân giữa; hoa cây màu hồng hoặc đỏ, mọc thành chùm, phía trên hoa có màu vàng của bao phấn. Cuống hoa ngắn đối ngược với chiều dài của hoa (từ 3 – 5cm).
2- Cây xương khỉ mọc ở đâu? Cách thu hái và chế biến?
Có thể tìm thấy cây xương khỉ ở các vùng nông thôn, vùng miền núi ở Việt Nam.
Tất cả các bộ phận của xương khỉ đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái lá, ngọn hoặc toàn bộ cây để sơ chế thành thuốc. Dược liệu sau khi thu hái đem rửa sạch và dùng tươi (ăn sống, nấu canh, làm bánh) hoặc cắt thành khúc ngắn rồi phơi hoặc sấy khô.
3- Công dụng của cây xương khỉ 
Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy cây xương khỉ chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid có tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Các hoạt chất khác có trong xương khỉ như flavon, glycosind, vitamin và khoáng chất, tanin, chất xơ... 
Công dụng của cây xương khỉ đối với sức khỏe con người đã được chứng minh cả trong Y Học Hiện Đại và Y Học Cổ Truyền:
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư giai đoạn đầu. Hoạt chất flavonoid trong dược liệu xương khỉ có công dụng chống oxy hóa cực mạnh, do đó giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư;
- Hỗ trợ cầm máu;
- Giúp làm giảm sẹo, nhanh lành vết thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da.
- Tăng cường sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể;
- Điều trị viêm dạ dày, viêm họng và các bệnh lý ngoài da như vàng mắt, vàng da...;
- Hỗ trợ làm giảm đường máu, hạ cholesterol;
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, lợi mật, mát gan, lưu thông máu và cải thiện huyết áp;
- Điều trị các bệnh lý về xương khớp như phong tê thấp, đau nhức, gãy, còi xương;
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như u hạch, phổi, gan...;
- Công dụng giảm men gan; phục hồi chức năng gan bị tổn thương do các chất độc hại, bia rượu.
4- Dùng cây xương khỉ có hại gì không? 
Cây xương khỉ là loại thảo dược lành tính, không độc hại, phù hợp cho cả trẻ nhỏ lẫn người già.
Tuy nhiên, vì cây xương khỉ tính mát nên người huyết áp thấp, cơ thể hàn cần cẩn trọng. 
--------------------------------------------------------------

Một vị thuốc kỳ diệu có sẵn trong cuộc sống quanh ta, phải không? Mình hy vọng bài chia sẻ này của mình có ích với bạn!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến